BẠN PHÙ HỢP VỚI CÔNG VIỆC NÀO
1. Khi làm việc tập thể, bạn thường là người:

a. Lên danh sách tất cả những việc phải làm.
b. Khởi đầu rất hào hứng dù đôi khi cũng hay bị xao lãng giữa chừng.
c. Gánh những việc “khoai” nhất.
d. Nghĩ ra những cách sáng tạo nhất để thể hiện ý tưởng.

2. Tính cách nào bạn muốn có nhất ở một người bạn?

a. Tin tưởng - bạn cần một người đáng tin cậy để có thể dựa vào bất cứ lúc nào.
b. Năng động - vì kế hoạch của bạn thay đổi xoành xoạch kể cả vào phút chót.
c. Thông minh - bạn muốn học hỏi những cái hay từ họ.
d. Hơi lập dị một chút - bạn đánh giá cao cá tính riêng và tính chân thật.

3. Buổi hẹn hò bạn mong đợi nhất sẽ là:

a. Bữa ăn tối lãng mạn, sau đó cùng đi xem phim.
b. Đi công viên chơi những trò cảm giác mạnh.
c. Đến thư viện cùng nhau đọc sách.
d. Chỉ đơn giản đến một quán cafe và nói chuyện.

4. Bạn thường bỏ thời gian để suy nghĩ về:

a. Mọi việc đã xảy ra, không biết đã đúng hay chưa - bạn muốn sự hoàn hảo.
b. Việc sẽ làm tối nay - bạn luôn muốn mình bận rộn.
c. Một kế hoạch lớn mà bạn sẽ thực hiện trong tương lai.
d. Làm sao để giúp cô bạn thân vượt những khó khăn.

5. Bạn bè hay chê bạn ở điểm nào:

a. Thích làm lãnh đạo trong mọi việc, kể cả việc riêng của người khác.
b. Nhiều khi hơi “nhí nhảnh con cá cảnh”.
c. Quá thẳng thắn và thường tìm ra lỗi sai của người khác.
d. Hơi tách biệt với mọi người.

Kết quả:

Bạn chọn nhiều a): Bạn tìm kiếm sự an toàn và ổn định.
Bạn chọn nhiều b): Bạn tìm kiếm kinh nghiệm.
Bạn chọn nhiều c): Bạn tìm kiếm kiến thức.
Bạn chọn nhiều d): Bạn tìm kiếm sự lý tưởng.


Nhóm thích sự an toàn và ổn định:

Bạn
thích trở thành chỗ dựa cho người khác. Việc đó khiến bạn cảm thấy mình
có ích và có trách nhiệm hơn. Bạn muốn làm việc theo cách riêng của
mình. Ai đó sẽ nghĩ bạn là người bảo thủ, nhưng không sao cả, bởi bạn
luôn tìm ra cách hiệu quả nhất để làm việc. Bạn thường lên thời gian
biểu cho tất cả mọi việc và ít khi bị lệch kế hoạch.

Kế toán: Kiểm tra tất cả các tài liệu và những vấn đề về tài chính của công ty, yêu cầu độ chính xác cao.
Điểm cộng: Nếu được làm việc trong các công ty tốt, bạn sẽ có cơ hội công tác ở nước ngoài.
Điểm trừ: Có quá nhiều việc và sổ sách cần kiểm tra, bạn sẽ bận bịu đến mức không có thời gian cho riêng mình.
Lời khuyên cho bạn:
Các công ty cần tuyển kế toán viên sẽ “thu gom” nhân viên ngay sau khi
ra trường, vì vậy hãy cố gắng thực tập và học hỏi càng nhiều càng tốt
khi còn ở đại học.

Bác sĩ thú y: Chữa bệnh hoặc chăm sóc các “bé” thú, đôi khi cũng phải tiến hành những phẫu thuật tương đối phức tạp.
Điểm cộng: Công việc này rất thú vị nếu bạn yêu thích động vật, nó cũng mang lại niềm vui khi bạn chữa lành bệnh cho các thú cưng.
Điểm trừ: Nếu nhiễm phải các căn bệnh từ thú vật thì cũng hơi phiền đấy.
Lời khuyên cho bạn: Bắt đầu ngay sau khi tốt nghiệp, đến tìm việc tại các trại nuôi thú hoặc các bệnh viện thú y.

Giáo viên: Tuỳ thuộc vào chuyên môn riêng, bạn sẽ chọn để dạy môn gì.
Điểm cộng: Có tận hai tháng nghỉ hè thư giãn cũng hay đấy chứ.
Điểm trừ: Ăn uống và nghỉ ngơi thất thường vì tất cả phụ thuộc vào số tiết lên lớp ở trường.
Lời khuyên cho bạn: Còn gì bằng việc đi làm gia sư khi còn ngồi ở giảng đường đại học, vừa kiếm được tiền vừa có nhiều kinh nghiệm.

Những
công việc khác: Quản lý ngân hàng, nhân viên thẩm mỹ, nha sĩ, bác sĩ, y
tá, dược sĩ, thẩm phán, nhân viên văn phòng, cảnh sát…

Nhóm thích có nhiều kinh nghiệm:

Bạn
thích mạo hiểm vào cuộc sống ồn ào, bạn có thể làm tốt công việc ngay
cả trong tình thế cấp bách nhất. Giữ cho mọi việc luôn đi đúng quỹ đạo
đối với bạn dễ như trở bàn tay, vì vậy nếu có sự thay đổi bất ngờ nào
thì bạn cũng không hề bối rối. Những công việc ở cường độ cao sẽ là lựa
chọn hợp lý của bạn.

Nhân viên làm xã hội: Làm công tác từ thiện, y tế cộng đồng, đảm bảo cho quyền lợi của trẻ em, điều tra những vấn đề thuộc xã hội…
Điểm cộng: Bạn tìm thấy niềm vui khi mang đến cho người khác hạnh phúc.
Điểm trừ: Khá bận rộn và phải đi rất nhiều nơi, sẽ không có nhiều thời gian cho gia đình.
Lời khuyên cho bạn:
Xã hội luôn cần những người như bạn, hãy liên lạc với những tổ chức xã
hội, bày tỏ ước muốn của mình và bắt tay ngay vào công việc.

Đầu bếp: Chế biến các món ăn thật ngon và bổ dưỡng cho các “thượng đế" thưởng thức.
Điểm cộng: Nếu bạn là người thích nấu nướng thì thật tuyệt vời khi được sáng tạo những món ăn cộp mác của bạn.
Điểm trừ: Sẽ hơi mệt mỏi, hầu như bạn không có thời gian để ngồi nghỉ dù chỉ một lát.
Lời khuyên cho bạn:
thực tập nấu ăn ngay tại nhà, vừa được khen đảm đang vừa tập luyện
luôn. Theo học những lớp dạy nấu ăn để bổ sung vào danh sách những món
ăn mới

Những công việc khác: Gia sư, kế hoạch viên, phóng viên, phi công, đại diện bán hàng, nhân viên ngân hàng, bác sĩ giải phẫu…

Nhóm thích thu thập nhiều kiến thức:

Học
được những thứ mới mẻ luôn làm bạn hứng thú. Bạn quan hệ rộng và có rất
nhiều bạn bè bởi bạn luôn tò mò về những thứ mới lạ, những nền văn hóa
khác nhau, cách sống, cách nghĩ… Bạn cũng muốn chia sẻ những điều mình
biết với người khác và ngược lại. Những công việc thích hợp với bạn phải
là những việc đòi hỏi sự suy nghĩ, thử nghiệm và khám phá.

Kiến trúc sư:
Bạn không chỉ vẽ lên những bản phác thảo mà còn có thể là người lên
những kế hoạch lớn hơn cho công ty. Bạn cần phải đi thực tế để tìm hiểu
và ghi chép những số liệu cụ thể nữa.
Điểm cộng: Bạn nghĩ sao nếu như những bản vẽ trên giấy của bạn đều trở thành những toà nhà khang trang đẹp đẽ?
Điểm trừ: Hạn chót cho những bản thiết kế sẽ thực sự là áp lực, đôi khi sẽ phải thức khuya để hoàn thành công việc.
Lời khuyên cho bạn: Hãy có gắng học lấy bằng cử nhân kiến trúc, nó sẽ xây dựng cho bạn một nền tảng vững chắc.

Nhà khoa học: Tuỳ thuộc vào sở thích, bạn sẽ chọn một lĩnh vực nghiên cứu riêng.
Điểm cộng: Những điều thú vị phát hiện được khi làm việc lúc nào cũng mang lại niềm vui và bồi đắp thêm lòng đam mê nghề nghiệp.
Điểm trừ: Bạn sẽ không kiếm được nhiều tiền khi làm trong các viện nghiên cứu, trường đại học bằng làm việc trong các công ty khác.
Lời khuyên cho bạn: Tranh thủ lui tới các phòng thí nghiệm ở trường và hỏi thầy cô tất tần tật những thắc mắc bạn có.

Lập trình viên:
Tạo ra và kiểm tra những chương trình cho hệ thống máy tính của các
công ty (như hệ thống bảo mật, chống virus, những phần mềm tiện ích cho
từng lĩnh vực…).
Điểm cộng: Bạn cảm thấy nhờ những tác phẩm
của mình mà cuộc sống của mọi người trở nên dễ dàng hơn và tiếp thu được
nhiều điều hay từ công nghệ thông tin.
Điểm trừ: Một dự án
còn dở dang có thể khiến bạn bứt rứt và phải làm cho xong việc, thức
khuya dậy sớm, thời khoá biểu bị lộn tung lên là chuyện thường.
Lời khuyên cho bạn: Hãy xin cố vấn, ý kiến từ những chuyên gia về máy tính. Kinh nghiệm sẽ mở đường cho những ý tưởng của bạn.

Những công việc khác: nhà ngôn ngữ học, nhà sử học, giảng viên đại học, nhà phát minh sáng chế, thủ thư, bác sĩ tâm thần học…

Nhóm thích sự lí tưởng:

Đầu
óc bạn luôn đầy ắp những ý tưởng. Dù cho một vài người nhận xét bạn khá
mơ mộng nhưng bạn chẳng mảy may bận tâm bởi với bạn thì chuyện gì cũng
có thể xảy ra. Vì vậy hãy tìm một công việc mà ở đó được sống trong một
môi trường sáng tạo và năng động, có thể phát huy được hết khả năng của
mình.

Nhà thiết kế thời trang: Ban đầu là phụ việc cho các nhà thiết kế thực thụ, sau đó bạn có thể bắt đầu công việc của riêng.
Điểm cộng: Nhìn ngắm những cô gái tung tăng dạo phố với chiếc váy do chính mình thiết kế ắt hẳn sẽ vui lắm.
Điểm trừ: đôi khi sẽ có những bản phát thảo bạn ưng ý mà cấp trên lại không thích, biết làm sao mỗi người một ý mà.
Lời khuyên cho bạn:
Xin học việc tại các công ty thời trang khi còn đi học. Có thể bạn sẽ
bị sai đi làm những việc lặt vặt nhưng hãy coi đó là một cơ hội tốt để
được tiếp xúc với những người trong nghề. Biết đâu trong lúc làm bạn lại
chẳng nảy ra những sáng tạo mới mẻ.

Biên tập viên: Không chỉ biên tập lại các bài viết, bạn còn có cơ hội bộc lộ khả năng mỹ thuật, ý tưởng của mình lên các trang báo.
Điểm cộng: Một tờ báo đẹp mắt và có nội dung hay chính là thành quả mà bạn luôn mong ước.
Điểm trừ: Bạn phải làm việc cực nhanh và chỉ cần trễ hạn một chút là mọi chuyện sẽ rối tung lên ngay.
Lời khuyên cho bạn: Viết nhiều bài để trở thành cộng tác viên cho tờ báo hay tạp chí mà bạn thích, đồng thời học thêm một lớp về đồ hoạ vi tính.

Những công việc khác: Soạn nhạc, viết tiểu thuyết, văn thơ, nhà dinh dưỡng học, bác sĩ tâm lí…
=====================================
NGÀY SINH & NGHỀ NGHIỆP
Aries - Dương cưu (21/3 - 19/4):

Đây là một nhà lãnh đạo bẩm sinh, quyết đoán, luôn có xu hướng tìm ra
giải pháp, nhưng đôi khi lại tự cao tự đại. Bạn cần cho họ quyền dẫn
đường, nhưng không được thống trị. Bảo vệ quan điểm của mình khi làm
việc với Dương cưu. Họ rất ngoan cố và thường không nhận ra giới hạn.
Với Dương cưu, hãy trình bày các lựa chọn tốt nhất, thận trọng đưa ra
những gợi ý, và để cho họ đưa ra quyết định cuối cùng.

Taurus - Kim ngưu (20/4 - 20/5):

Người này trầm tính, kiên định, đáng tin cậy và bền bỉ, nhưng đôi khi
trở nên lười nhác. Hãy giao cho Kim Ngưu một nhiệm vụ rõ ràng và để họ
thực hiện. Đừng thúc ép, họ sẽ rất cứng đầu. Kim ngưu thích môi trường
làm việc yên tĩnh, với càng ít sự can thiệp càng tốt. Họ là những người
làm việc có phương pháp và luôn hoàn thành nhiệm vụ, tuy rằng dựa trên
thời hạn của chính họ. Hiểu được phong cách làm việc của Kim ngưu sẽ
giúp giảm đáng kể sự bực mình và mâu thuẫn.

Gemini - Song nam (21/5 - 21/6):

Song nam là những kẻ thích giao du, thành thạo trong việc tiếp xúc và
đặt quan hệ. Họ thích những hoạt động trí óc như nghiên cứu, ngôn ngữ và
báo chí. Họ thường xuất hiện ở những cuộc họp xã hội hoặc trung tâm của
những cuộc buôn chuyện trong văn phòng. Hãy cho Song nam tham gia vào
việc sắp đặt cuộc họp, tham dự sự kiện xã hội, liên kết các thành viên
trong nhóm, viết tài liệu và lướt mạng. Khiến cho họ luôn bận rộn sẽ làm
cả bạn lẫn họ hạnh phúc.

Cancer - Bắc giải (22/6 - 22/7):

Đây chính là lực lượng hậu cần trong văn phòng, luôn cho mọi người ăn
uống ngon lành, ổn định tinh thần và đáp ứng nhu cầu của mọi người. Họ
coi đồng nghiệp là một gia đình lớn và sẽ thất vọng khi những cuộc cãi
vã xảy ra. Bắc giải rất tinh tế, tình cảm, điều này có thể khiến họ gặp
khó khăn khi tiếp thu ý kiến. Bắc giải muốn được người ta cần đến mình.
Hãy để cho họ là người chăm sóc như họ muốn thế.

Leo - Hải sư (23/7 - 22/8):

Hải sư luôn mua vui cho mọi người và tận dụng mọi cơ hội để tạo ra kịch
tính. Họ thân thiện nhưng cũng thích bay nhảy. Hải sư luôn muốn là trở
thành tâm điểm, nên hãy giao cho họ những nhiệm vụ để như thuyết trình,
bán hàng, hướng dẫn. Họ ghét chi tiết và sự nhàm chán, vì vậy sẽ không
phải là ý hay nếu cho họ làm việc kiểm kê hay kiểm toán. Nếu không bạn
sẽ hối hận khi Hải sư bực bội về công việc ở dưới "tầm" của họ.

Virgo - Xử nữ (23/8 - 22/9):

Xử nữ yêu thích chi tiết và vô cùng gọn gàng có tổ chức. Họ phát huy
khả năng khi được nắm quyền làm chủ và yêu thích các quy trình, đôi khi
khiến người ta phát điên. Hãy cho họ công việc sắp xếp văn phòng hoặc
lên kế hoạch dự án, đàm phán các nhiệm vụ, tạo ra thời gian biểu, biểu
đồ tiến trình, hoặc xử lý các yêu cầu thường ngày. Họ thích được rà soát
các chi tiết nhỏ nhặt mà người khác thường lờ đi.

Libra - Thiên Xứng (23/9 - 23/10):

Thiên xứng là kẻ hoà giải và nhà trị liệu trong văn phòng. Những kỹ
năng nhân bản của họ rất phát triển cùng với khả năng nghệ thuật và phân
tích của mình. Họ giỏi nhất trong việc đàm phán, đặt kế hoạch, tạo ra
sự hài hoà, thiết kế, trang trí và phát triển nhóm. Hãy cử Thiên xứng
giải quyết các vấn đề giữa những cá nhân, nhưng đừng mong đợi họ quyết
đoán. Hãy để những công việc nặng nhọc cho người khác làm nếu muốn đạt
kết quả tốt nhất.

Scorpio - Hổ Cáp (24/10 - 21/11):


Hổ cáp là kiểu người mạnh mẽ, ít nói. Họ rất có tham vọng và có nguồn
nội lực dồi dào. Hổ cáp rất đam mê, tập trung và cũng rất siêng năng.
Đừng nhầm thái độ tách biệt của họ với sự kênh kiệu. Họ có thể là những
người bạn trung thành chiến đấu bảo vệ kẻ yếu, cũng như là những kẻ thù
nguy hiểm. Để cuộc sống của mọi người thêm dễ dàng, đừng đánh giá thấp
sức mạnh của Hổ cáp.

Sagittarius - Nhân mã (22/11 - 21/12):

Nhân mã luôn hoạt động và di chuyển. Họ là những nhà triết học và khám
phá bẩm sinh. Trong môi trường văn phòng, đó là những nhà chiến lược và
tướng lĩnh có cái nhìn sâu rộng. Họ rất thông minh với tầm hiểu biết
rộng lớn, nhưng họ không phải là người chi tiết. Hãy cho Nhân Mã những
công việc có nhiều sự đa dạng, giao tiếp và đi lại.

Capricorn - Nam dương (22/12 - 19/1):

Nam dương là con người của lý trí và là nhà tổ chức hàng đầu trong văn
phòng. Họ biết cách hoàn thành công việc, làm việc hiệu quả và rất chăm
chỉ. Họ thường chậm rãi tiến đến thành công, nhưng cuối cùng sẽ có thể
đảm đương một khối lượng trách nhiệm khổng lồ. Hãy để họ giữ tài khoản,
xử lý các công việc hậu cần, tính toán thu nhập. Nhưng họ cũng sẽ do dự
nếu cần quá nhiều sự sáng tạo.

Aquarius - Bảo bình (20/1 - 18/2):

Bảo bình là một nhà sáng tạo bẩm sinh và được sinh ra dành cho công
nghệ. Hãy cho họ đảm nhiệm công việc IT, đào tạo vi tính, nghiên cứu và
phát triển, hoặc thu thập dữ liệu. Họ rất ham học hỏi, thích ôm đồm và
sẽ giúp bất cứ ai cần đến. Họ sẽ là những người kết nối các thành viên
trong nhóm. Bảo bình dễ bị mất tập trung nếu họ không thực sự hứng thú
với một công việc nào đó. Trừ phi bạn muốn có cuộc cách mạng, đừng bắt
họ làm những việc lặp lại.

Pisces - Song ngư (19/2 - 20/3):

Song ngư là người rất sáng tạo, tinh tế và có óc thẩm mỹ. Họ phù hợp
nhất khi làm việc với các khái niệm, ý tưởng, thiết kế hình ảnh hoặc
nhiếp ảnh. Song ngư gặp khó khăn trong việc duy trì những công việc chi
tiết và văn thư. Khai thác óc sáng tạo, khả năng trực giác của họ để
giải quyết các vấn đề bí hiểm hay tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ cải tiến.
Cho họ thật nhiều sự cổ vũ và không gian
================================
BẠN CÓ YÊU NGHỀ
1. Câu nói nào phù hợp với bạn nhất?

A. Không có công việc, tôi cảm thấy trống rỗng và cuộc sống sẽ chẳng còn ý nghĩa gì.
B. Tôi làm việc để chi trả các hóa đơn.
C. Sự nghiệp là một phần cuộc sống của tôi. Tôi tìm được sự thỏa mãn và
hứng thú từ công việc, cũng như từ các mặt khác của cuộc sống.
D. Tôi đã làm rất nhiều loại việc khác nhau, nhưng chưa tìm thấy công việc nào có thể theo đuổi cả đời.

2. Nếu bị mất việc vào ngày mai, bạn sẽ làm gì?

A. Tôi sẽ không còn lý do để ra khỏi giường vào buổi sáng nữa.
B. Tôi sẽ vui mừng, tôi đang chán công việc hiện tại lắm rồi.
C. Ban đầu, tôi sẽ thất vọng. Nhưng sau đó tôi xem xét lại các lựa chọn
của mình, khởi động mạng lưới bạn bè và tung ra kế hoạch tìm việc mới.
D. Có thể ban đầu tôi sẽ thất vọng, nhưng sau tôi lại thấy mình cũng đang muốn tìm một thứ gì mới.

3. Bạn đánh giá kế hoạch phát triển sự nghiệp của mình thế nào?

A. Nó rất vững chắc. Tôi sẽ không để thứ gì cản trở con đường đạt được mục tiêu của mình.
B. Tôi chẳng có kế hoạch gì cả. Tôi chỉ đi theo những gì mà công việc dẫn tới.
C. Kế hoạch sự nghiệp của tôi giống như một bản vẽ chưa hoàn thành nằm
trong một bộ khung định sẵn. Tôi biết tôi sẽ đi đâu, nhưng tôi vẫn linh
hoạt và mở rộng tầm nhìn để có được cách thành công tốt nhất.
D. Kế hoạch của tôi là bảo vệ sự tự do ở mức cao nhất có thể và không bị rơi vào sự nhàm chán.

4. Bạn nghĩ gì về việc làm thêm giờ?

A. Tôi thường mải miết làm việc đến nỗi tôi ở lại quá thêm vài giờ.
B. Tôi chỉ làm đúng thời gian quy định, không có chuyện làm thêm giờ với tôi.
C. Tôi chấp nhận đó là điều không thể tránh và đôi khi là một phần thiết yếu trong các công sở ngày nay.
D. Nếu tôi bị buộc ở lại làm thêm giờ quá nhiều, tôi sẽ đi tìm công việc khác.

5. Cách nào miêu tả đúng nhất mối quan hệ giữa bạn và sếp?

A. Tôi muốn công việc của ông ấy. Tiếp đến, tôi muốn công việc của sếp của ông ấy.
B. Tôi luôn cố gắng tránh mặt sếp mình.
C. Sếp của tôi vừa là nhà cố vấn vừa là người quản lý có năng lực.
D. Tôi không quá thân thiết với sếp bởi tôi chẳng ở lại công việc nào quá lâu.

6. Cách nào miêu tả đúng nhất mối quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp?

A. Nếu họ có thể giúp tôi thăng tiến trong sự nghiệp, tôi sẽ tạo dựng mối quan hệ công việc thân thiết.
B. Tôi không thể sống nếu thiếu họ, đùa cợt với họ giúp tôi vượt qua giờ làm việc.
C. Nhìn chung tôi ưa những người làm việc với mình và thích cộng tác với họ.
D. Tôi không biết họ rõ lắm, nhưng họ có vẻ thân thiện.

7. Một đồng nghiệp dành uy tín trong một dự án mà bạn đảm đương phần
chính. Kết quả là người đó, chứ không phải bạn, được cân nhắc thăng chức
và tăng lương. Bạn sẽ xử lý thế nào?

A. Tôi sẽ nói chuyện với
người có thẩm quyền để đòi công trạng. Chí ít, tôi cũng sẽ gửi một lá
thư lên giám đốc điều hành và đòi triệu tập cuộc họp để phân định rạch
ròi.
B. Tôi sẽ để người ta được thăng tiến, mặc dù tôi cũng thích có thêm tiền, nhưng thực lòng tôi không muốn vác thêm trách nhiệm.
C. Tôi sẽ có cuộc gặp riêng với cấp trên của mình và giải thích vai trò
của mình trong dự án. Nếu đồng nghiệp của tôi vẫn được thăng chức, tôi
sẽ cố gắng bỏ qua và tiếp tục công việc.
D. Đằng nào tôi cũng tính đến chuyện đổi việc, nên nó chẳng quan trọng với tôi.

8. Bạn mắc một sai lầm trong dự án. Một thành viên khác trong nhóm phát hiện ra. Bạn phản ứng thế nào?

A. Tôi sẽ mời người ta đi ăn trưa để hy vọng họ không mách với sếp.
B. Lỗi lầm là chuyện thường tình, tôi sẽ biết ơn người bao che hộ mình.
C. Tôi sẽ cảm ơn người ta vì đã phát hiện ra lỗi và cố gắng đảm bảo nó sẽ không xảy ra lần nữa.
D. Lỗi lầm chắc hẳn là một dấu hiệu đã đến lúc phải đi tìm một công việc khác khiến mình hứng thú và chú tâm hơn.

9. Bạn đi nghỉ một chuyến dài ngày. Có tiệm cafe Internet trong khách sạn bạn ở. Bạn sẽ vào kiểm tra công việc như thế nào?

A. Tôi trả lời hầu hết e-mail mỗi ngày để khi về sẽ bớt việc hơn.
B. Không bao giờ.
C. Tôi thỉnh thoảng kiểm tra e-mail để đảm bảo không có gì quan trọng xảy ra.
D. Tôi sẽ gửi e-mail cho người quản lý thông báo rằng tôi đang định trở
thành người hướng dẫn lướt sóng và đừng mong đợi tôi trở về sớm.

10. Người bạn đời của bạn chuyển sang một chỗ làm mới cách xa hàng nghìn km. Bạn định thế nào?

A. Tôi sẽ đề nghị duy trì quan hệ đường dài bởi nó sẽ cho tôi thêm thời gian làm việc.
B. Tôi sẽ thông báo thôi việc và bắt đầu thu dọn hành lý.
C. Tôi sẽ tham khảo người chủ về cơ hội làm việc tại địa điểm mới. Nếu
không có khả năng, tôi sẽ chỉnh sửa lại kế hoạch sự nghiệp của mình và
bắt đầu tìm kiếm công việc ở xa.
D. Tôi không thể chờ đợi thêm nữa để có thể bắt đầu sự nghiệp ở một thành phố mới.

Kết quả:

Nếu hầu hết câu trả lời là A:
Hãy cẩn thận, quá nhiều A có nghĩa là bạn quá ám ảnh về công việc của
mình. Bạn đặt công việc lên mọi thứ khác, kể cả mối quan hệ với người
thân và sức khỏe của mình. Do bạn quá tập trung vào sự nghiệp mà bỏ qua
mọi khía cạnh khác của cuộc sống, bạn rất dễ bị suy kiệt. Bạn cũng có
thể làm ông chủ và đồng nghiệp xa lánh bởi quá ganh đua. Công việc tập
thể cần có sự thúc đẩy nhau, và đôi khi phải chấp nhận sai lầm. Theo
đuổi một sở thích, dành thời gian để giao lưu và thư giãn, điều đó sẽ có
ích cho công việc của bạn. Bạn sẽ có nhiều năng lượng và sự sáng tạo
hơn khi bạn có một cuộc sống cân bằng.

Nếu hầu hết câu trả lời là B:
Bạn ở một thái cực đối lập với A. Thực tế, bạn có rất ít niềm đam mê và
hứng thú trong công việc đang làm. Đó là lúc phải đánh giá lại mục tiêu
và khát vọng của mình. Bạn thực sự muốn làm gì? Khả năng và điểm mạnh
của bạn là gì? Thế nào là một công việc hoàn hảo đối với bạn? Điều gì
khiến bạn lưu tâm nhất? Nếu bạn có thể trả lời trung thực những câu hỏi
này, bạn sẽ có thể xác định được loại việc nào phù hợp nhất với năng lực
và giá trị của mình. Khi đó, bạn sẽ bắt đầu thiết lập một con đường sự
nghiệp ưng ý và tìm kiếm công việc mà bạn thực sự yêu thích.

Nếu hầu hết câu trả lời là C:
Chúc mừng. Bạn đã may mắn tìm được công việc xứng đáng và thỏa mãn. Bạn
yêu nghề mà không đến nỗi bị ám ảnh. Bạn có một cái nhìn lành mạnh giúp
bạn xử lý những bất cập trong công việc với thế tự chủ. Bạn đạt được sự
cân bằng giữa công việc và cuộc sống riêng tư. Có được một con đường sự
nghiệp rõ ràng cũng giúp bạn học được những kỹ năng mới để phát triển
trong sự nghiệp.

Nếu hầu hết câu trả lời là D: Trong
công việc, bạn là một người tài tử. Bạn cũng tham vọng và đa tài, nhưng
lại không thể ổn định bởi không muốn từ bỏ những cơ hội khác. Nó không
hẳn là một tính xấu, rất nhiều người thay đổi công việc vài lần trong
đời, nhưng bạn nên đảm bảo những quyết định đó dựa trên sự suy nghĩ thấu
đáo, chứ không phải bột phát. Có thể bạn chưa muốn đầu tư cho một công
việc bởi bạn chưa xác định được mục tiêu chính của mình. Không ai có thể
làm hết mọi thứ, vì vậy hãy cố gắng thu hẹp lựa chọn của mình bằng cách
đánh giá lại tài năng và sở thích. Đặt ra những câu hỏi cơ bản, như tôi
thích làm việc tập thể hay độc lập? Tôi có sở trường trong toán học,
khoa học, ngôn ngữ, âm nhạc, nghệ thuật, hay kinh doanh.? Sở thích của
tôi sẽ dẫn đến một sự nghiệp hay chỉ là một thú vui? Tôi có thể kiếm
tiền từ nó được không? Tìm ra câu trả lời sẽ là bước đầu tiên đi đến một
chọn lựa dứt khoát.
=====================================
CHỌN NGHỀ THEO TÍNH CÁCH
Người hướng ngoại:
Luôn có khuynh hướng tiếp cận với thế giới bên ngoài, muốn khám phá
những sự kiện đang diễn ra xung quanh; tích cực, năng động, có xu hướng
thích mạo hiểm; thường công khai bày tỏ ý kiến của mình; thích tiếp xúc,
dễ làm quen và cũng dễ chia tay với mọi người; thích trao đổi quan điểm
của mình với những người xung quanh; làm việc tốt trong môi trường tập
thể.

Người hướng nội: Có khuynh hướng thu hẹp trong thế
giới nội tâm riêng của mình, ít có ấn tượng trước các yếu tố bên ngoài;
thường gặp khó khăn khi tạo dựng những mối quan hệ mới, nên thường không
có nhiều bạn bè, thích yên tĩnh, cố gắng bảo vệ mình trước tác động của
những thông tin mới, có bề ngoài trầm tĩnh, thường ít nói; không thích
những bất ngờ; làm việc tốt trong môi trường có một mình.

Tuy
nhiên, qua những tiêu chí ban đầu trên, bạn không nên nghĩ rằng người
hướng ngoại tốt hơn người hướng nội. Những người hướng ngoại - chính từ
những tính cách mạnh mẽ của mình - cũng có những điểm yếu riêng của họ:
đó là tính cách dễ bị kích động, hời hợt trong tình cảm, thường ôm đồm,
bao biện… Những người hướng nội cũng có các đặc điểm như kiên định, khả
năng tư duy sâu, có tình cảm và suy nghĩ sâu sắc.

Con người
cũng khác nhau ở mức độ kích thích thần kinh (neurotism) - một phẩm chất
xác định độ bền vững tình cảm của họ. Người có mức kích thích thần kinh
cao thường dễ nổi nóng, ghen tức, rất dễ nhạy cảm, làm quen với hoàn
cảnh mới khó khăn. Người có mức kích thích thần kinh thấp thường có tính
trầm tĩnh, ổn định, có lòng tự trọng cao và bình tĩnh trước các tình
huống gây stress. Tuy nhiên, mỗi kiểu “neurotism” này cũng có những điểm
mạnh và yếu riêng. Người có mức kích thích cao thông thường có tính
nhạy cảm, tốt bụng, dễ đồng cảm. Con người họ có thể so sánh như một cây
vĩ cầm: chỉ cần chạm nhẹ có thể phát ra những âm thanh du dương. Còn
người có mức kích thích thấp thì trong nhiều trường hợp được coi là “có
da mặt dày”. Họ gợi nhớ đến hình ảnh cái trống: không cảm nhận được
những lời gợi ý hay nói kháy, mà cần phải nói thẳng “vào trán” họ. Nhưng
những người như vậy lại có khả năng làm việc cao, có thể đứng vững
trong bất cứ tình huống nào.

Kết hợp loại cá tính (hướng nội, hướng ngoại) và mức độ kích thích thần kinh, bạn sẽ chọn ra được cho mình một nghề phù hợp:

1. Nếu là người hướng nội và có mức kích thích thần kinh cao,
bạn không nên chọn những nghề có liên quan đến những tiếp xúc thường
xuyên và lâu dài với mọi người như kinh doanh, quản lý, sư phạm, bán
hàng… Hãy chọn vị trí đằng sau chiếc bàn viết hay những nơi làm việc
theo tính trực quan, ví như nghiên cứu, sáng tạo, thiết kế, tạo mẫu….

2. Nếu là người hướng ngoại và có mức kích thích thần kinh cao,
sẽ không thỏa đáng nếu bạn chọn các nghề liên quan đến điều khiển như
phi công, tài xế, điều phối viên… Khi đó bạn sẽ buồn bực vì ít được giao
tiếp với mọi người và dễ gây ra những sai lầm, hỏng hóc. Bạn cũng không
nên chọn những nghề liên quan đến sản xuất dây chuyền vốn mang tính đơn
điệu.

3. Nếu là người hướng nội và mức kích thích thần kinh thấp,
bạn nên chọn nghề liên quan đến điều khiển nhưng tránh những công việc
cần tiếp xúc với nhiều người (như lãnh đạo, quản lý, sư phạm, phóng
viên, hoạt động xã hội…)

4. Nếu là người hướng ngoại và mức kích thích thần kinh thấp,
thì những vai trò như quản lý, lãnh đạo, sư phạm, thương gia… rất lý
tưởng với bạn. Trong những lĩnh vực yêu cầu mức độ giao tiếp cao với mọi
người, bạn sẽ luôn đạt được thành tích tốt.

Dù ở bất kỳ cương
vị nào và có tính cách gì, bạn chỉ cần nhớ một số tiêu chí sau: đừng nên
vội vàng, cũng đừng nên kìm hãm bản thân mình; tìm cách giảm trạng thái
căng thẳng bên trong; hãy nói chậm và không nên cao giọng, không nên
hồi hộp trước khi sự kiện nào đó xảy ra; hãy rèn luyện sự tự tin của bản
thân; luôn tự đánh giá mình từ vị thế của những người xung quanh, luôn
cố gắng kiểm soát được hành vi của mình.