[A9]Zone™ THPT Bà Điểm
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
[A9]Zone™ THPT Bà Điểm


 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng NhậpĐăng Nhập  Đăng kýĐăng ký  

FMvi-Group Bạn muốn yêu cầu ca khúc ? Click Click


Message :
Signature :
Background :
Forum 4ALL
  • Forum 4ALL

FMvi-Group Bạn muốn yêu cầu ca khúc ? Click Click

Share|

Old Traffod – Nhà hát của những giấc mơ

Xem chủ đề cũ hơn
Xem chủ đề mới hơn
Go down
Tác giảThông điệp
vupham
Admin!!!
vupham
Admin!!!
Posts : 326
Xu : 6130
Thanked : 8
Gia nhập : 28/09/2010
Age : 31
Đến từ : HCMC
Level: 31 Kinh nghiệm: 326%
Sinh mạnh: 326/100
Pháp lực: 31/100
Old Traffod – Nhà hát của những giấc mơ Empty
Bài gửiTiêu đề: Old Traffod – Nhà hát của những giấc mơ Old Traffod – Nhà hát của những giấc mơ EmptySat Mar 05, 2011 7:47 am

Old Traffod – Nhà hát của những giấc mơ Ttt01110 Old Traffod – Nhà hát của những giấc mơ Tt03-310

Old Trafford(được mệnh danh là nhà hát của những giấc mơ”) là sân vận
động của CLB nổi tiếng và gây ấn tượng nhất bóng đá Anh- CLB Manchester
United. Sân được thiết kế phù hợp dành cho các đội bóng mạnh này thi đấu
và số lượng lớn người hâm mộ bóng đá trên khắp hành tinh yêu thích MU.
Với sức chứa 55.000 chỗ ngồi năm 1999, “Nhà hát của những giấc mơ” được
nâng cấp và có sức chứa tới 67.400 người, được mổ rộng sang phía Đông và
Tây, các khán đài bắt đầu được xây dựng từ tháng 5/1999 và hoàn thịên
vào tháng 2/2000. Trận khai mạc chính thức trên sân Old Trafford diễn ra
vào ngày 19/2/1910 có 50.000 khán giả chứng kiến CLB Liverpool thắng
đội chủ nhà 4-3. Sau đó Manchester United được mệnh danh là “United trọc
phú”( Moneybags United) và báo chí đã bôi nhọ hết chỗ nói. Một nhà văn
miêu tả Old Trafford như là 1 “điều kỳ diệu đáng chú ý” (wonder to
behold) với các phòng Billiard, massage, phòng tập thể dục, bể bơi. Thêm
vào đó là sức chứa 80.000 người nên thật dễ hiểu vì sao nhiều đội bóng
khác và các cổ động viên phải ghen tị với sân chơi của Manchester
United.
Phòng thay đồ của cầu thủ được đặt thấy hơn khán đài Stretford End với
không gian thoáng rộng được đưa vào hoạt động trong năm 1993 để thay thế
cho các phòng cũ nằm ở phía dưới khán đài chính.
Sân vận động lớn thứ hai: là SVĐ lớn thứ nhất chỉ sau thánh địa Wembley,
Old Traford phát triển nhanh đến nỗi những ngừơi mới đến sân vận động
này cần có bản đồ để tìm đường đi quanh sân cỏ.
Chiếc đồng hồ “Munich Clock” gắn liền với ký ức đau buồn, tưởng nhớ
những ngừơi thiệt mạng trong tai nạn máy bay ngày 6/2/1958. CLB đã khắc
lên bia đá danh sách những cầu thủ và nhân viên CLB bị nạn. Chiế đồng hồ
này trước đây vẫn được treo ở phía trên bức tượng Busy ở phía đông của
SVĐ Old Traford.
Tượng Sir Matt Busy làm bằng đồng có thích thước bằng ngừơi thật được
làm sau khi người đàn ông vĩ đại này mất năm 1994. Tháng 5/1999 bức
tượng được dựng tạm thời ở khu vực lễ tân của khán đài North Stand.
Di chuyển địa điểm sân nhà:
Sân nhà đầu tiên của MU khi đội bóng còn mang tên Newton Heath ở North
Road, đông bắc trung tâm thành phố. Năm 1983 các cầu thủ chuyển đến Bank
Street thuộc quận Clayton. Năm 1902 khó khăn buộc Newton Heath phải đi
đến chỗ giải thể rồi J.H.Davies và đổi tên thành Manchester United. Với
sức chứa 50.000 người ở Blank Street, sân được bao bọc bởi nhiều nhà
máylàm thoả mãn tầm nhìn của ông trong tương lai. Sau khi MU giành được
cup FA lần đầu tiên vào năm 1909, Davies bỏ ra 60.000 bảng để mua một vị
trí cách 5 dặm, gần sân Cricket Trafford. Sân mới do tập đoàn Mess
Brameld and Smith của thành phố Manchester xây dựng, dứơi sự giám sát
của kiến trúc sư người Scotland tên là Archibald Leich- người đã thiết
kế nhiều khán đài nổi tiếng như Ibrox và White Hart Lane. Old Traford
sớm được công nhận là địa điểm thi đấu có chất lượng cao và được chọn
làm địa điểm tổ chức thi đấu vòng bán kết cup FA trong những tuần lễ
khai trương. Năm 1915 sân này được chọn tổ chức trận chung kết Cup FA
giữa CLB Sheffied United và Chelsea. Ngay sau khi chiến tranh thế giới
thứ nhất, Old Trafford lập kỷ lục về số khán giả tham dự, lần đầu tiên
vào năm 1920 có 70.504 người mua vé xem trận đấu giữa MU gặp CLB Aston
Villa. Kỷ lục này được đánh giá là số người tham dự đông nhất chưa từng
có của MU. Sự kiện nữa là một năm sau chỉ có 13 người mua vé xem trận
đấu hạng nhì giữa Stockport Country và Leicester City ( do sân bị đóng
cửa và CLB này thi đấu ngày càng tồi tệ nên các fan quyết định tẳy chay
đội bóng).


Old Traffod – Nhà hát của những giấc mơ Moz-screenshotOld Traffod – Nhà hát của những giấc mơ Manchesterunited

Thời kỳ giữa 2 cuộc chiến tranh
Thời kỳ này Old Trafford thay đổi rất ít. Năm 1934 một mái che được xây
dựng bên trên các bật thềm của khán đài SVĐ đối diện với khán đài chính,
nhưng do nội bộ lục đục và nạn thất nghiệp trong nước gia tăng, kinh
phí hạn hẹp nên chưa phát triển được. Ngày 25/3/1939 có 79,962 khán giả
đứng chật kín ở SVĐ Old Trafford để xem trận bán kết Cup Fa giữa đội
Wolves và Grimsby. Trong chiến tranh thứ 2 Old Trafford do nằm sát với
khu công nghiệp Trafford Park là mục tiêu phá và ném bom của máy bay Đức
nên đêm ngày 11/3/1941 một quả bom đã san bằng phẳng khán đài chính và
một quả bom khác phá hủy bậc thềm khán đài sân chơi phải ngừng hoạt
động. Tháng 8-1945 Ủy ban bồi thường thiệt hại chiến tranh đã trợ giúp
4.800 bảng để dọn sạch đống đổ nát và chi thêm 17.474 bảng để xây dựng
lại, Manchester United tổ chức các trận đấu trên sân nhà tại sân Main
Road của CLB Manchester City ở khu Moss Side. Manchester City đã nhận
5000 bảng sau mỗi trận đấu cộng với số tiền bán vé thu được. Các cầu thủ
MU đã thu hút được số đông khán giả giúp cho Manchester City có được
thu nhập cao. Tháng 10/1948 hợp đồng thuê sân chấm dứt, ngày 24/8/1949
khi trở về sân nhà MU đã thắng CLB botton Wanderes trên sân Old Trafford
đánh dấu sự kiện thể thao đầu tiên trân sân nhà kể từ 1939. Năm 1954,
SVĐ OldTrafford được đưa vào sử dụng hoàn toàn, ngày 23/8/1957 dàn đèn
đầu tiên được bật sáng trên cầu trường. Năm 1959 chìa đỡ Streford End
được xây dựng và 1500 chỗ được mở rộng thêm ở phía sau khu vực này năm
1962. Năm 1965 các kiến trúc sư thuộc công ty Atherden Fuller thiết kế
lại chìa đỡ End và năm 1966 Old Trafford được xây dựng tiếp để chuẩn bị
tổ chức VCK Cup bóng đá thế giới. Phía sân khán đài chạy dọc theo Unied
Road Stand, một số khán giả muốn đứng xem còn số khác muốn ngồi xem thi
đấu nên người ta cho lắp đặt các hàng ghế riêng ở phía sau Streford End.
Khán đài United Road Stand có 10.000 chỗ ngồi và một sân để đứng xem có
mái che phía trước. Năm 1968 Manchester United giành được Cup châu âu,
năm 1972 chìa đỡ mái che được mở rộng thêm ở phía sau tâm bảng tỉ số
thêm được 5.500 chỗ ngồi sau này trở thành khán đài “K”.
Hàng rào đầu tiên
Cuối mùa bóng 1973/74, Old Trafford là SVĐ đầu tiên của nước Anh buộc
phải xây rào chắn ngăn không cho cổ động viên tràn xuống sân. Trong trận
đấu cuối cùng trên sân nhà mùa giải này, cầu thủ Denis Law của CLB
Manchester City gh bàn thắng làm cho Manchester United bị xuống hạng hai
và các cổ động viên tràn xuống sân đập phá, CLB đã lắp đặt hàng rào bảo
vệ kịp thời cho mùa bóng. Sau đó từ 1978 đến 1984 các khu vực tiếp theo
của SVĐ Old Trafford được xây dựng bao lớn có mái che ở 3 mặt. Các văn
phòng mới của CLB được đặt ngầm dưới khán đài chính của khán đài này.
Khi phần góc giữa khán đài chính và bảng tỉ số được phát triển thành
khán đài trung tâm vào năm 1985 thì khu vực này được thiết kế theo kiểu
khán đài gia đình, ( có nghĩa là có mái che lan rộng 75% sân vận động
Old Trafford). Kế hoạch được chủ tịch Lowis Edward và Sir Matt Busy đã
vạch ra từ đầu năm 60 là phải hoàn thiện cho khán đài với một khán đài
Streford End mới cả khu vực đứng và ngồi. Khi thảm họa tại Hillsborogh
xảy ra ngày 15/4/1989 kế hoạch này thay đổi. Năm 1993 có 10.164 chỗ
đứng, ngồi được hoàn thịên với chi phí 10 triệu bảng và thánh địa Old
Trafford trở thành SVĐ hoàn hảo nhất nước Anh.
Mối lo ngại rằng con số 44.800 chỗ là quá nhỏ so với danh tiếng của CLB
Manchester United, cho dù thiếu sự sôi động kể từ khi mất các bậc thềm
của khán đài nhưng nhu cầu mua vé xem vượt xa số lượng vé bán ra. Năm
1995CLB thông báo kế hoạch xây dựng một khán đài khổng lồ ở phía dưới
United Road, với sức chứa 25.300 chỗ ngồi sẽ trở thành khán đài có mái
che lớn nhất thế giới. Khán đài mới”North Stand” này đã được hoàn thành
năm 1996 và trận đấu đầu tiên trên sân nhà của MU vé được bán hết sạch.
Như vậy việc mở rộng sân là việc cần thiết, tháng 5/1999 CLB bắt tay vào
chương trình xây dựng khán đài phía Đông và phía tây có sức chứa 67.400
bắt đầu cho mùa giải 2001/02.
Sir Bobby Charlton đã gọi Old Trafford là “A theatre of dreams” (Nhà hát
của những giấc mơ) nơi hiện những sự kiện đẹp như trong mơ.
Old Trafford được UEFA xếp hạng A và công nhận là sân vận động có uy tín ở Châu Âu.


FOUNDED: 1878
TURNED PROFESSIONAL: 1885
LIMITED COMPANY: 1907

Địa chỉ :
Manchester United PLC,Old Trafford Football Ground
Sir Matt Busby Way ,Manchester M16 ORA, United Kingdom

Telephone:
0161 868 8000

Sức chứa SVĐ
68.217 chỗ ngồi

Kích cỡ SVĐ
116 yards x 76 yards

Tên CLB
1878 - 1880: Newton Heath LRW
(Lancashire Railway Workers)
1880 - 1902: Newton Heath
1902 - Present: Manchester United

Tên SVĐ
1878 - 1893: North Road, Newton Heath
1893 - 1910: Bank Street, Clayton
1910 - 1941: Old Trafford
1941 - 1949: Maine Road
1949 - nay: Old Trafford

Huấn luyện viên
Sir Alex Ferguson

Trợ lí HLV
Mike Phelan

HLV đội hình 2
Ricky Sbragia

HLV đội U19
Brian McClair

Chủ tịch CLB
Martin Edwards

FA PREMIER LEAGUE: CHAMPIONS : 8 lần

1993 1994 1996 1997 1999 2000 2001 2003

FA CUP: 10 lần

1909, 1948, 1963, 1977, 1983 1985, 1990, 1994, 1996, 1999

EUROPEAN CHAMPIONS CUP: 2 lần

1968 1999

EUROPEAN CUP WINNERS CUP: 1 lần

1991

SUPER CUP: 1 lần

1991

INTERCONTINENTAL CUP: 1 lần

1999

FA CHARITY SHIELD: 11 lần

1908 1911 1952 1956 1957 1983 1993 1994 1996 1997 2003


Những chiến thắng đậm nhất trên sân nhà
10 - 0 v Anderlect 26/9/1956
10 - 1 v Wolves 1 5/10/1892
10 - 1 v Lincoln 21/11/1892
9 - 0 v Ipswitch 4/3/1995

Những thất bại tồi tệ nhất trên sân nhà
0 - 7 v Blackburn 10/2/1926

Những chiến thắng đậm nhất trên sân khách
8 - 1 v Notts Forest 6/2/1999
8 - 2 v Northampton Town 7/2/1970

Những thất bại lớn nhất trên sân khách
0 - 7 v Aston Villa 27/12/1930
0 - 7 v Blackburn 26/12/1931
0 - 7 v Grimsby 26/12/1890
1 - 7 v Newcastle 10/9/1927

Những cầu thủ khoác áo MU nhiều nhất
Bobby Charlton 752
Bill Foulkes 679
Alex Stepney 535
Tony Dunne 529
Joe Spence 510
Denis Irwin 481
Arthur Albiston 464
George Best 466
Mark Hughes 448
Bryan Robson 434

Những chân sút hàng đầu của MU
Bobby Charlton 247
Denis Law 236
Jack Rowley 208
George Best 178
Denis Viollet 178
Joe Spence 168
Mark Hughes 163
Stan Pearson 149
David Herd 144
Tommy Taylor 128

Những cây ghi bàn hàng đầu ở Giải vô địch
Bobby Charlton 199
Jack Rowley 182
Denis Law 171
Dennis Viollet 159
Joe Spence 158
George Best 137
Stan Pearson 128
Mark Hughes 120
David Herd 114
Tommy Taylor 112

Những cây ghi bàn hàng đầu của Cúp Châu Âu
Denis Law 28
Ruud van Nistelrooy 24
Bobby Charlton 22
Ryan Giggs 20
Andy Cole 18
Paul Scholes 18
Ole Gunnar Solskjaer 17
David Beckham 15
David Herd 14
Roy Keane 13

Số bàn thắng đuợc ghi nhiều nhất trong 1 mùa bóng
103 - Division 1, 1956-57
103 - Division 1, 1958-59
97 - Premier League, 1999-2000

Số điểm nhiều nhất trong 1 mùa bóng
92 - Premier League 1993-94
92 - Division 1, 1956-57





Chuỗi trận bất bại nhiều nhất
20 games - Premier League 24/12/1998 đến16/5/1999
20 games - Division 1 27/12/1966 đến13/5/1967

Các HLV từ 1903
Ernest Magnall (1903-1912)
John Robson (1914-21)
John Chapman (1921-26)
Clarence Hilditch (1926-27)
Herbert Bamlett (1927-31)
Walter Crickmer (1931-32)
Scott Duncan (1932-37)
Walter Crickmer (1937-45)
Sir Matt Busby (1945-69)
Wilf McGuiness (1969-70)
Sir Matt Busby 1970
Frank O''Farrell (1971-72)
Tommy Docherty (1972-77)
Dave Sexton (1977-81)
Ron Atkinson (1981-86)
Sir Alex Ferguson (1986-nay)

Kỉ lục bán cầu thủ
£24,250,000 . David Beckham, 18-6-2003

Kỉ lục mua cầu thủ
£29,100,000 mua Rio Ferdinand



Cặp trung vệ thép của CLB và của cả thế giới
Old Traffod – Nhà hát của những giấc mơ 100901132627-801-980
















































Old Traffod – Nhà hát của những giấc mơ Tt07-610 Old Traffod – Nhà hát của những giấc mơ Tt09-410

Về Đầu Trang Go down
http://thegioitinhban.co.cc

Old Traffod – Nhà hát của những giấc mơ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

* * Không sử dụng ngôn từ thiếu văn hóa.* Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn hoặc viết (ST).* Tránh spam nhảm những chủ đề không liên quan.* Bấm nút nằm bên góc phải nếu gặp vấn đề khi chèn hình vui.* Nếu thấy bài viết hay hoặc bổ ích, bấm nút để khích lệ người viết.Yêu cầu viết tiếng Việt có dấu trên toàn bộ diễn đàn.
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
[A9]Zone™ THPT Bà Điểm :: Thể thao :: Premier League :: Quỷ đỏ MU-

 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục

-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
http://thegioitinhban.co.cc/m