[A9]Zone™ THPT Bà Điểm
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
[A9]Zone™ THPT Bà Điểm


 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng NhậpĐăng Nhập  Đăng kýĐăng ký  

FMvi-Group Bạn muốn yêu cầu ca khúc ? Click Click


Message :
Signature :
Background :
Forum 4ALL
  • Forum 4ALL

FMvi-Group Bạn muốn yêu cầu ca khúc ? Click Click

Share|

Tìm được công lý sau 15 năm

Xem chủ đề cũ hơn
Xem chủ đề mới hơn
Go down
Tác giảThông điệp
tournesols93
Mod
tournesols93
Mod
Posts : 183
Xu : 5599
Thanked : 4
Gia nhập : 09/10/2010
Level: Kinh nghiệm: 183%
Sinh mạnh: 183/100
Pháp lực: /100
Tìm được công lý sau 15 năm  Empty
Bài gửiTiêu đề: Tìm được công lý sau 15 năm Tìm được công lý sau 15 năm  EmptyWed Nov 10, 2010 4:41 pm

Tìm được công lý sau 15 năm  Ttt01110 Tìm được công lý sau 15 năm  Tt03-310

Thứ Tư, 10/11/2010, 06:04 (GMT+7)

TT - Sau cuộc chiến pháp lý kéo dài suốt 15 năm, cuối cùng Nhà máy dệt Bangkok (BWF) phải bồi thường cho 38 công nhân bị mắc bệnh phổi do phải làm việc trong môi trường lao động độc hại.

Tìm được công lý sau 15 năm  ImageView

Hai cựu công nhân Namo Nopsophon và Piyawadee Pipopsomboon nghẹn ngào rơi nước mắt sau khi nghe phán quyết của tòa - Ảnh: Bangkok Post

Ngày 8-11, Tòa án tối cao Thái Lan ra phán quyết buộc BWF phải bồi thường 8 triệu baht (270.000 USD) cộng tiền lãi ngân hàng. Tòa án xác định BWF và giám đốc điều hành Phongsak Assakul đã vi phạm Luật môi trường khi không đảm bảo một môi trường làm việc an toàn cho công nhân nhà máy, dẫn đến toàn bộ 38 nguyên đơn đều bị mắc bệnh phổi do hít phải bụi bông và các chất độc hại khác trong khi làm việc.

Để tìm được công lý, họ đã phải nhọc nhằn đeo bám và đối mặt với một cuộc chiến pháp lý căng thẳng suốt 15 năm ròng rã, kể từ ngày 9-5-1995 khi bà Somboon Seekhamdokkhae cùng 37 công nhân khác của nhà máy đâm đơn kiện BWF ra Tòa án lao động.

Làm như nô lệ

"Công lý bị trì hoãn là công lý bị chối từ"

Giáo sư luật Somchai Silpapreechakul (ĐH Chiang Mai)

Là nguồn thu xuất khẩu hàng đầu của Thái Lan, ngành dệt may đã tuyển dụng lượng người lao động cực lớn, chủ yếu là phụ nữ ít học và không có nhiều lựa chọn trong cuộc sống. Những nữ công nhân này thường phải làm việc hơn mười giờ mỗi ngày và họ còn phải làm cả cuối tuần để cải thiện thu nhập vốn đã ít ỏi.
Trong vài năm đầu tiên ở BWF, bà Somboon hầu như không nghỉ phép hay nghỉ bệnh. Đến năm thứ tám, bà chuyển vào sống trong khu ký túc xá của nhà máy để “có thể làm việc đến khuya mà không phải lo lắng về chuyện phải lặn lội về nhà trong đêm khuya”. Nhà máy đầy bụi bông nhưng ban quản lý chỉ cấp cho công nhân khẩu trang chất lượng thấp.

Và rồi sức khỏe của bà ngày một suy yếu. Sau nhiều lần khám đi khám lại, các bác sĩ chẩn đoán phổi của bà bị nhiễm bụi bông và mất đi 60% chức năng. Và bà Somboon không phải là trường hợp hiếm hoi có phổi bị nhiễm bụi bông ở BWF.

Sau đó, Quỹ bồi thường công nhân (WCF), một đơn vị của Bộ Lao động Thái Lan, đã trả tiền bồi thường cho bà Somboon và một vài công nhân khác. Tuy nhiên, BWF đâm đơn kiện WCF với lý do công nhân của mình không bị bệnh.

Bà Somboon, với vai trò là người lãnh đạo nghiệp đoàn lao động của nhà máy, cùng hàng loạt công nhân khác bị sa thải. Cuộc chiến pháp lý rắc rối, dằng dai bắt đầu khi bà Somboon và 37 công nhân khác buộc phải về quê, làm đủ mọi công việc để tồn tại và chữa bệnh.

Năm 1992, Bộ Lao động quyết định thanh tra BWF và xác định tỉ lệ bụi bông trong không khí ở nhà máy cao hơn mức an toàn và chất lượng khẩu trang cấp cho công nhân rất thấp. Năm 1999, Bộ Lao động lại mở cuộc thanh tra và đưa ra kết luận tương tự.

Năm 2003, Tòa án lao động ra phán quyết buộc BWF phải bồi thường cho 38 công nhân. Tuy nhiên, mức bồi thường do tòa án đưa ra chỉ 100.000-200.000 baht (3.380-6.765 USD)/người, thấp hơn nhiều so với mức 1-2 triệu baht (33.800-67.600 USD)/người do phía nguyên đơn yêu cầu.

Tòa án cho rằng các công nhân phải tự biết về nguy cơ sức khỏe khi làm việc trong nhà máy, và phải biết tự chăm lo sức khỏe cho bản thân. Nhưng, như bà Somboon cho biết, khi đó các công nhân không có điều kiện tiếp xúc với thông tin y tế.

Bồi thường ít ỏi

Cột mốc

Giới quan sát nhận định vụ kiện của các công nhân BWF dù không được báo chí đưa tin đậm nhưng là một cột mốc quan trọng trong lịch sử phong trào công nhân lao động ở Thái Lan. Trong 15 năm qua, nhóm nhỏ các nạn nhân phổi nhiễm bụi bông đã mở rộng thành Hội đồng mạng lưới các bệnh nhân bệnh lao động và môi trường Thái Lan (WEPT) do bà Somboon làm chủ tịch. WEPT đang vận động cho các trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp tương tự và kêu gọi chính quyền thay đổi chính sách để bảo vệ quyền lợi của công nhân.

Cuộc chiến lại tiếp tục và đến năm 2007, Tòa án lao động ra phán quyết mới cắt giảm thêm mức tiền bồi thường xuống còn 60.000-110.000 baht (2.000-3.700 USD)/người vì những lý do pháp lý lằng nhằng. BWF lại phản pháo, cho rằng hồi năm 1995, các nguyên đơn đã nhận tiền bồi thường từ WCF nên không chịu trả tiền.

Cuối cùng, theo phán quyết của Tòa án tối cao ngày 8-11, mỗi nguyên đơn sẽ được nhận trung bình 210.500 baht (7.100 USD). Bà Somboon cho rằng so với những thiệt hại về sức khỏe và tâm lý, số tiền bồi thường là quá ít ỏi. “Chúng tôi đã kiệt quệ sức lực và tinh thần” - bà Somboon than thở.

Phiên tòa kết thúc với phần thắng nghiêng về phía công nhân, nhưng giới chuyên gia luật và y tế cho rằng kết quả phiên tòa không đủ để bù đắp những đau khổ mà các nạn nhân phải trải qua suốt 15 năm.

“Công lý bị trì hoãn là công lý bị chối từ” - giáo sư luật Somchai Silpapreechakul (ĐH Chiang Mai) nhận định. Ông kêu gọi Tòa án lao động cải tổ quy trình pháp lý để đảm bảo đem lại công bằng cho công nhân trong thời gian ngắn nhất.

Bà Somboon cho biết hiện ở Thái Lan, các trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp rất phổ biến. “Các trường hợp này đòi hỏi hành động và giải pháp nhanh chóng”. Các chuyên gia pháp lý cũng hi vọng vụ kiện BWF sẽ buộc các nhà máy, công ty phải xem xét lại điều kiện, môi trường làm việc để bảo vệ sức khỏe cho công nhân.

Dù sao bản án này cũng là bước đột phá để mở đường cho hàng loạt vụ kiện tương tự. Thượng viện Thái Lan hiện cũng đang thảo luận về dự luật thành lập một tổ chức độc lập có tên Viện Y tế và an toàn sức khỏe nơi làm việc (IWHS) để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.










Tìm được công lý sau 15 năm  Tt07-610 Tìm được công lý sau 15 năm  Tt09-410

Về Đầu Trang Go down

Tìm được công lý sau 15 năm

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

* * Không sử dụng ngôn từ thiếu văn hóa.* Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn hoặc viết (ST).* Tránh spam nhảm những chủ đề không liên quan.* Bấm nút nằm bên góc phải nếu gặp vấn đề khi chèn hình vui.* Nếu thấy bài viết hay hoặc bổ ích, bấm nút để khích lệ người viết.Yêu cầu viết tiếng Việt có dấu trên toàn bộ diễn đàn.
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
[A9]Zone™ THPT Bà Điểm :: Công nghệ thông tin :: Tin tức CNTT-

 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục

-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
http://thegioitinhban.co.cc/m